Làm quen với hệ thống của Drupal 7
Trên thanh công cụ quản trị hệ thống của Drupal có các menu Dashboard- bảng quản lý các tác vụ thường dùng, Content- quản lý nội dung, Structure- quản lý cấu trúc website, Apperance- quản lý giao diện, People- quản lý tài khoản người dùng, Modules- quản lý cài đặt, kích hoạt, phân quyền module, Configuration- cấu hình website, Reports- các báo cáo về tình trạng hệ thống, Help- trợ giúp, Add content- thêm vào bài viết mới, Find content- tìm kiếm bài viết.
Đầu tiên, bạn cần thay đổi một số thông tin cơ bản của website. Bạn vào menu Configuration rồi bấm Site imformation tại khung System. Ở trang hiện ra, bạn có thể thêm vào câu khẩu hiệu tại ô Slogan, sửa tên website tại ô Site name, Number of posts on front page- chọn số lượng bài viết hiển thị tại trang chủ. Riêng đối với khung Error Pages, bạn có thể tạo trang báo lỗi 404 (báo lỗi trang không tồn tại) để thân thiện người dùng, rồi thêm đường dẫn vào ô Default 404 (not found) page. Khi xong, bạn bấm Save Configuration để thay đổi có hiệu lực.
Để viết bài cho website, bạn bấm Add content trên thanh công cụ, bấm vào liên kết Article ở trang hiện ra. Tiếp theo, bạn nhập tiêu đề bài viết vào ô b, nhập các từ khóa vào ô Tags (các từ khóa này giúp ích quá trình seo, ngăn cách giữa các từ khóa là dấu phẩy (,), nhập nội dung vào khung Body (khung nhập nội dung này rất đơn giản, không có các công cụ soạn thảo văn bản, bạn có thể sử dụng các thẻ HTML), chọn định dạng văn bản ở trường Text Format.
Bạn bấm nút Browse ở mục Image để chèn hình ảnh đại diện cho bài viết. Drupal chỉ hỗ trợ các định dạng ảnh png, gif, jpg, jpeg, dung lượng tập tin tải lên không quá 8MB.
Bạn bấm nút Browse ở mục Image để chèn hình ảnh đại diện cho bài viết. Drupal chỉ hỗ trợ các định dạng ảnh png, gif, jpg, jpeg, dung lượng tập tin tải lên không quá 8MB.
Ngoài ra, bạn có thể quy định một số thuộc tính cho bài viết như Menu Settings- đánh dấu chọn vào ô Provide a menu link để tạo menu cho bài viết, Comment settings- mở hoặc đóng tính năng bình luận ở cuối bài viết, Authoring Information- thông tin về tác giả bài viết. Khi viết xong, bạn bấm Save.
Những định nghĩa thường được sử dụng khi phát triển Drupal.
1. Node:
Mỗi khi bạn tạo một đơn vị dữ liệu mới trong Drupal, bạn đang tạo một cái node mới. Một cái node có thể là một trang đơn giản với text và image, nhưng cũng có thể là một content type đã bị thay đổi hoàn toàn mà bạn tạo ra để chứa một bộ sưu tập hình ảnh nào đó. Một node được hiểu như một single instance của content, ngược lại một content type (đôi khi được gọi là một “node type”) được hiểu là một cấu trúc data đặc biệt cái được dùng cho một chuỗi các node.
Mặc định, có hai content type được kích hoạt là Page và Story.
Drupal có cung cấp một số cách cơ bản để duyệt (basic ways of navigating) các node, nhưng với module Views (một trong những modules không thể thiếu của Drupal), bạn có thể tạo ra các navigation scheme thích hợp với website của bạn.
2. Users: Có 2 loại user:
1. Autheticated Users: Là user đã đăng ký account và đã đăng nhập. Đối với Drupal, account được tạo ra đầu tiên trong hệ thống User của Drupal sẽ có quyền lực tối cao và có thể làm bất cứ việc gì. Account này, được biết đến là user/1, cần được sử dụng để thực hiện những update mang tính bảo mật.
2. Anonymous Users: Là user không đăng ký hoặc chưa đăng nhập.
3. Roles và Permissions: Là phương tiện quản lý quyền hạn của user trong Drupal:
1. Permissions: Là các công việc cụ thể mà một user có thể làm được trong Drupal.
2. Roles: Là một quyền hạn được tạo ra bởi một nhóm các permissions để đại diện cho một chức năng nào đó. Ví dụ Role gửi comment sẽ gồm các permissions là xem bài viết và gửi comment.
Mỗi khách hàng thăm website của bạn đều được coi là một user (người dùng) cho dù họ có tài khoản (authenticated user) hay chưa có tài khoản (anonymously) tại website của bạn. Mỗi user có một mã để xác định họ là ai gọi là ID, anonymous users có ID là 0, trong hệ thống luôn tồn tại một user đặt biệt với ID là 1 được gọi là administrator hay gọi tắt là admin, user này được tạo trong quá trình cài đặt Drupal và có thể làm bất cứ thứ gì trong website.
Mỗi khách hàng thăm website của bạn đều được coi là một user (người dùng) cho dù họ có tài khoản (authenticated user) hay chưa có tài khoản (anonymously) tại website của bạn. Mỗi user có một mã để xác định họ là ai gọi là ID, anonymous users có ID là 0, trong hệ thống luôn tồn tại một user đặt biệt với ID là 1 được gọi là administrator hay gọi tắt là admin, user này được tạo trong quá trình cài đặt Drupal và có thể làm bất cứ thứ gì trong website.
Mỗi một user được gán một số permission (quyền) thông qua các role (vai trò), một role là một tập hợp các permission. Để gán quyền cho user đầu tiên ta tạo một role, sau đó gán (chọn) các quyền cho role đó (nói cho Drupal biết role này có thể làm gì và không được làm gì trên website) cuối cùng là gán role đó cho user.
Drupal cũng định nghĩa sẵn một số role như “anonymous user” (tập các permission dành cho những user không có tài khoản) và “authenticated user” (tập các permission dành cho các user đã có tài khoản), bạn hoàn toàn có thể gán thêm hoặc xóa các quyền của 2 role này.
4. Blocks và Regions:
Drupal chia một trang thành markup, nội dung của page và các regions của page đó. Regions có thể không chứa, chứa một hoặc nhiều các blocks, blocks có thể chứa bất kỳ nội dung nào mà bạn muốn nó hiển thị. Thường thì block được tạo ra bởi các module, nhưng vẫn có thể tạo “tay”.
Có thể “đặt” block vào bất cứ region nào, và di chuyển block từ bất cứ region nào đến các region nào còn lại. Mỗi module đều có thể cung cấp block riêng của nó, vì thế mỗi khi bạn enable một module mới, bạn nên kiểm tra xem có block mới nào tồn tại hay không? Để chắc chắn block có thể hiển thị cho đúng user, bạn có thể cần phải điều chỉnh permission được định nghĩa bởi module mới đó.
5. Categories, Taxonomy, Vocabularies và Terms:
Con người dường như có một yêu cầu không thể thỏa mãn về việc phân loại mọi thứ. Chúng ta xây dựng thư viện với sách được sắp xếp theo chủ đề, chúng ta dùng các quy ước đặt tên Latin để phân loại cỏ cây và thú vật thành họ hàng, và chúng ta dùng các category để sắp xếp các blog post của mình. Khoa học của việc đặt tên và phân loại mọi thứ gọi là taxonomy. Trong phạm vi Drupal, thuật ngữ taxonomy được hiểu là bất cứ hình thái tổ chức nào dựa trên các category và sự phân loại. Một taxonomy thường có một cấu trúc mang tính thứ bậc (hierarchical strucutre), giống như một cây phả hệ – các term ở các “nhánh” trên cùng của “cây” thường liên quan đến nhiều thứ, nhưng ở các nhánh nhỏ hơn thì các term sẽ càng cô đọng và rõ ràng hơn.
6. Pager:
Pager là một collection của các liên kết cái chia một danh sách dài các nodes hoặc comments thành các phần nhỏ hơn. Mỗi page chứa một số lượng items giống nhau. Ví dụ có 100 items, nếu chia 10 items một trang thì ta sẽ có 10 trang. Pager thường gồm là liên kết đến 10 trang đó và các liên kết “next”, “previous”, first, last.
7. Hooks và Quy ước đặt tên:
Khả năng mở rộng của Drupal được dựa trên quy ước đặt tên sử dụng cho các functions của nó, các conventions đó được hiểu như là các hooks. Hooks là một cơ chế để thực thi việc thừa kế, chia sẻ, sử dụng, cho phép sử dụng các functions của các modules khác nhau trong Drupal, và được sử dụng theo một quy ước đặt tên của riêng Drupal.
8. Region và Block
Region (vùng, miền) trong Drupal ám chỉ các khu vực trên website, chúng được ghép lại để tạo thành một website như vùng trên (header) vùng chân (footer) vùng bên phải (right sitebar) vùng bên trái (left sitebar) vùng nội dung ở giữa (content)… – xem Hình dưới.
Block là các khối mỗi khối thực hiện một chức năng, nghiệp vụ nào đó trên website ví dụ như khối User login – cho phép người dùng đăng nhập, khối Search form hiển thị các control nhằm tìm tiếm trên website, khối Shopping cart hiển thị các mặt hàng mà khách hàng đặt mua, khối Who’s online hiển thị có bao nhiêu người đang truy cập vào website…Block được hiển thị trong các Region, các bạn muốn hiển thị Block ở đâu thì kéo chúng vào các Region ở các vị trí tương ứng.
Nguồn: http://phantuanduy.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét