So sánh WordPress với Joomla và Drupal trong giải pháp CMS
Trở lại những năm gần đây, WordPress đã dần trở thành một CMS đầy ngẫu nhiên do người dùng tự phong cho nó khi mà nó đã phát triển ngoài tầm của một mã nguồn blog, bạn có thể làm một trang tin tức, trang bán hàng, cổng doanh nghiệp, forum, mạng xã hội mini,…
Nhưng để trở thành một CMS thực thụ như Joomla hay Drupal, WordPress cần có thêm nhiều thời gian để phát triển thêm một số tính năng cần có. Nhung điều đó không có nghĩa là không làm được ngay bây giờ, mà dưới đây là những giải pháp biến WordPress thành một CMS thực thụ thông qua việc sử dụng các plugin cần thiết.
1. Để giống CMS, WordPress cần một bộ CCK
Joomla!
Khi sử dụng Joomla hay Drupal thì chắc chắn bạn đã nghe qua về khái niệm CCK (Content Construction Kit) và ngay cái tên của nó cũng đã gợi nhớ cho chúng ta điều gì đó, nó sẽ giúp bạn quản trị từng nội dung trên website theo phong cách riêng của bạn, ví dụ như ngoài việc bạn có thể tạo thêm các extra fields cho các bài viết bạn còn có thể tạo ra các template riêng biệt cho từng category từ đó bạn có thể tạo ra cho website của bạn sự phong phú về mặt nội dung và hiển thị. Với Joomla! bạn có thể tham khảo một số extensions CCK phổ biến và hoàn toàn miễn phí như K2, FLEXIcontent component hay K2 component,…
WordPress
Mặc định WordPress không có thêm tính năng này nhưng bạn vẫn có thể hoàn toàn tự làm cho mình một CCK như ý muốn từ việc kết hợp custom post type, custom taxonomy và custom field.
Hiện tại plugin Pods có thể giúp bạn làm được việc này bằng cách cho phép tự tạo các custom post type, custom taxonomy, custom field dễ dàng và phân nhóm sử dụng cho chúng theo phong cách riêng.
Ngoài ra, nếu bạn cần giải pháp xây dựng cấu trúc bài viết theo phong cách riêng để phù hợp với từng yêu cầu thì có thể thử với IG PageBuilder hoàn toàn miễn phí hoặc Visual Composer (trả phí).
Drupal
Ở Drupal 7, ngoài sức mạnh của core như Content Types and Fields, Nodes, Taxonomy, etc. người dùng có thể mở rộng Drupal site của mình bằng các module mạnh mẽ như: Views (724 470 usage), Ctools (672 003 usage), Wysiwyg (339 780 usage), etc. để thay đổi cách hiện thị cũng như cung cấp thêm các tính năng tiện lợi và hữu ích cho người dùng.
2. CMS cần có các tính năng tạo layout riêng cho page
Tính năng này sẽ cho phép khách hàng tạo ra một trang riêng để hiển thị một thông tin gì đó đặc biệt, ví dụ như tạo một trang về Showcase thì nó sẽ có các chức năng hiển thị các tác phẩm mà họ đã hoàn thành, trang contact thì sẽ tự động có thêm bản đồ mà khách không cần phải chèn thủ công các mã chèn bản đồ vào nội dung.
WordPress
Thế trong WordPress thì sao? May mắn thay, WordPress hoàn toàn có thể làm được bằng tính năng Page Template rất mạnh mẽ.
Cách tạo một page template rất dễ. Bạn có thể kết hợp thêm việc sử dụng custom field cho page để nhận các giá trị cho khách nhập vào và nó sẽ tự động áp dụng vào trong code của page template để hiển thị.
Drupal
Đối với Drupal 7, module Views nổi tiếng kết hợp với block visibility sẽ được sử dụng để đạt được multi-layout hay featured pages. Views hỗ trợ UI mạnh mẽ cho phép người dùng tạo pages, blocks với nhiều kiểu hiển thị nội dung khác nhau mà không cần biết về coding vd: Custom Front Page, Slideshow block, jCarousel block, Latest Comments, Custom Taxonomy Page, etc.
Joomla
Joomla thì sao?, mặc định đã hỗ trợ rất nhiều View, các view này sẽ giúp người dùng tạo landing page, detail page voi layout và style khac nhau tùy theo mục đích sử dụng. Việc override các view này cũng tương đối dễ dàng, nó cho phép thay đổi style, structure cua layout. Đối với các view đặc biệt, user có thể tạo thêm các view.
3. Phân quyền thành viên là tính năng không thể thiếu cho CMS
Hệ thống phân quyền thành viên không bao giờ thiếu trong các CMS để có thể tiến lên các giải pháp cao hơn như tạo trang membership, forum, teamwork,…Tính năng quan trọng này đều có trong Joomla và Drupal, vậy WordPress có không?
WordPress
Trong WordPress, nó có hỗ trợ sẵn một hệ thống xác định chức vụ của thành viên và mỗi chức vụ sẽ được định sẵn các quyền mà WordPress đã làm sẵn. Ví dụ với các thành viên có quyền Subscribed thì chỉ có thể xem bài viết, thảo luận nhưng không đăng nội dung được, còn quyền Contributor sẽ chỉ có chức năng viết bài chứ không thể publish và sửa lại bài đã publish,…
Danh sách các chức vụ có sẵn trong WordPress
- Super Admin
- Administrator
- Editor
- Author
- Contributor
- Subscribed
Xem thêm:
- Chức vụ và quyền của WordPress
- 7 plugin phân quyền tốt nhất cho WordPress
Joomla
Trong Joomla, việc quản lý phân quyền bao gồm: Quản lý User, quản lý Group, quản lý quyền. Trong đó mỗi Group được gán cho 1 hoặc nhiều quyền. 1 User có thể trực thuôc nhiều group, như thế 1 user có thể có nhiều quyền khác nhau trong hệ thông.
Nhóm thành viên mặc định trong Joomla
- Guest
- Manager
- Administrator
- Register
- Author
- Editor
- Publisher
- Super Users
Quyền thành viên mặc định trong Joomla
- Guest
- Public
- Registered
- Special
- Super users
Để phù hợp với mục đich sử dụng, người dùng có thể thoải mái thay đổi, tạo mới group, access level, ban gần như không cần đến sự hỗ trợ của các 3rd extension. Đây là ưu điểm của Joomla so với WordPress về tính năng phân quyền.
Drupal
Drupal 7 hỗ trợ hệ thống quàn lý user bằng Roles. Mỗi role sẽ có những quyền khác nhau tuỳ theo cài đặt của người quản trị. Dưới đây là những role mặc định hỗ trợ bởi Drupal core with Standard profile:
- Anonymous User
- Authenticated User
- Administrator
Người quản trị có thể tạo thêm roles với những quyền khác nhau tuỳ theo nhu cầu.
4. CMS nên có giải pháp để tương tác với thành viên
Các tính năng tương tác giữa độc giả và người quản trị không bao giờ thiếu trong các CMS, ở đây mình xin liệt kê các giải pháp liên quan đến cộng đồng và hỗ trợ khách hàng trên cả 3 CMS.
A. Forum & Social Network
Joomla
- Kurena extension (Forum)
- Discussions extension (Forum)
- EasySocial (Social Network)
- JomSocial (Social Network)
Drupal
- [Module] Forum (Drupal 7 core)
- [Module] Advanced Forum
- [Module] Organic Group
- [Module] Shoutbox
- [Distribution] Drupal Commons
- [Distribution] Open Outreach
WordPress
- BBPress plugin (Forum)
- AnsPress plugin (Forum)
- BuddyPress (Social Network)
Nhưng hầu hết các site lớn đều lựa chọn giải pháp sử dụng một bộ nguồn forum riêng và sau đó tích hợp với WordPress mà phổ biến nhất có lẽ là PHPBB.
B. HelpDesk
Helpdesk là nơi để bạn giải đáp các thắc mắc của khách hàng, tương tự như forum nhưng đôi lúc nó còn là một portal riêng.
Joomla
- Help Desk
- RSTickets!Pro
- Hoduma
- Tickets
Drupal
WordPress
Nhưng theo mình, nếu bạn cần một giải pháp HelpDesk thì nên sử dụng ZenDesk hoặc FreshDesk với chi phí cũng vừa vừa nhưng chuyên nghiệp vô cùng, dễ dàng tích hợp vào bất cứ CMS nào.
C. Form & Survey
Giải pháp này là để tạo chức năng liên hệ và tạo form thu thập ý kiến khách hàng, cái này thì rất dễ tìm trên cả 3 CMS.
Joomla
- Responsive Contact Form
- Perfect Popup AJAX Form
- Contact Enhanched Component
Drupal
- Webforms
- Form Builder
- Form Maker
- Polls (Drupal 7 core)
- Contact ( Drupal 7 core)
- Contact Forms
WordPress
D. Live Chat
Phần live chat này thì đa phần là dùng ứng dụng thứ ba bên ngoài nên tất cả đều chọn Subiz hoặc Zopim để làm giải pháp thêm tính năng chat với khách hàng trên website.
5. CMS chuyên nghiệp là phải hỗ trợ đa ngôn ngữ
Các website doanh nghiệp hiện nay đều đã quốc tế hóa bằng cách hỗ trợ nhiều ngôn ngữ trên một website, phổ biến nhất là ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Do đó, một CMS muốn được ưa chuộng thì phải giải quyết được vấn đề này vì nó sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều nếu chọn giải pháp làm một website khác giống hệt với ngôn ngữ khác.
Joomla
Riêng đối với Joomla (từ phiên bản 1.6 trở đi), bạn có thể cài đặt 1 website multilingual mà ko cần dùng đến bất kỳ 3rd extension nào. Việc cài đặt và quản lý cũng tương đối dễ dàng. Tính năng này xuất hiện từ phiên bản Joomla 1.6 nhưng thực sự dễ dàng cho người dùng từ phiên bản 2.5. Từ phiên phản 3, nó được tích hợp vào bước cài đặt ngay từ khi khởi tạo website.
- JA Multilingual component
- JDiction
- FaLang
- Easy language
- Multi-Lingual Content extension.
Drupal
WordPress
- qTranslate (Free)
- WPML (Premium)
6. CMS cũng nên có giải pháp tạo giỏ hàng – shop
WordPress
Các CMS chuyên cho việc làm trang bán hàng như Magento, Open Cart đều là những lựa chọn tuyệt vời. Nhưng trong một số trường hợp, họ cần tích hợp một hệ thống thương mại điện tử cỡ nhỏ vào thẳng website thông tin để dễ dàng quản lý, do đó WordPress cũng có giải pháp cho vấn đề này bằng cách sử dụng một vài plugin phổ biến dưới đây:
Joomla
Tương tự đối với Joomla, mặc dù không chuyên về Ecommerce, tuy nhiên lựa chọn Joomla cho 1 e commerce site cũng không phải là ý tưởng tồi vì có rất nhiều 3rd ecommerce extension, tiêu biểu là các extension sau:
Drupal
Có rất nhiều giải pháp ecommerce cho Drupal 7. Sau đây là 2 giải pháp ecommerce nổi bật và có cộng đồng phát triển hỗ trợ riêng cho 2 giải pháp này:
7. Tùy chỉnh White Label khi làm website cho khách dùng CMS
Đây là phần mà các nhóm – công ty chuyên gia công website rất cần, nó sẽ giúp họ tùy biến và thay đổi các nhãn hiệu của WordPress trên website khi họ làm cho khách hàng, ví dụ như thay đổi giao diện đăng nhập, tùy chỉnh dashboard, chèn các thông báo,…
WordPress
Vẫn là giải pháp sử dụng plugin, ta có danh sách các lựa chọn sau:
Joomla
WordPress làm được thì dĩ nhiên Joomla cũng làm được, có khi còn tốt hơn và đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp thiết kế website sử dụng Joomla nhưng họ vẫn có một trang quản trị rất chuyên nghiệp theo phong cách riêng.
Trong Joomla có một extensions khá mạnh cho công việc này tên là Admin Branding mà bạn có thể thử.
Drupal
Hiện tại đối với mình thì người Drupal vẫn chưa tìm ra giải pháp tùy chỉnh white label.
8. CMS cần quản lý tốt các nội dung kỹ thuật số
WordPress
Mặc định trong WordPress đã có tính năng Media Library để quản trị các nội dung số (hình ảnh, video, âm thanh, tập tin).
Nhưng hạn chế của nó là chỉ hỗ trợ quản lý dựa trên từng file, tức là nó không thể sắp xếp dựa theo album hay một khái niệm nào đó. Hơn nữa, WordPress cũng chưa có giải pháp sử dụng các nội dung số này vào trong bài viết một cách chuyên nghiệp nhất.
Do đó, nếu bạn cần các giải pháp cho quản trị nội dung số thì hãy thử tham khảo một vài cái tên sau:
- Enhanced Media Library
- Nextgen Gallery
- Media Manager Plus
- Image Pro
- Media Tags
- CM Download Manager
- WordPress Download Manager
- PB oEmbed HTML5 Audio
- Advanced Responsive Video Embedder
Joomla
Với Joomla, cũng có rât nhiều hạn chế trong việc quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hiển thị các loại dữ liệu này. Trong bài viết, chỉ có option cho việc quản lý hình ảnh và link, với các multimedia content khác thì chưa được hỗ trợ. Việc quản lý các file trong thư mục cũng chưa rõ ràng va tốt.
Tuy nhiên đây không phải là khó khăn đối với người dùng, đơn giản bới bạn có thể tìm thấy rất nhiều các extension tốt cho việc quản ly, và hiển thị dữ liệu ky thuật số:
- K2
- Simple Image gallery
- All videos
- Simple MP3 Player
Drupal
Drupal 7 có nhiều hạn chế về hỗ trợ multimedia content cũng như quản lý files and multimedia assets. Trong mỗi content type, người quản trị có thêm các field kiểu Image để người sử dụng post hình nhưng lại ko hỗ trợ chức năng quản lý tập trung tất cả multimedia assets này cũng như việc sử dụng lại những multimedia content đã được upload. Tuy nhiên, những hạn chế này được khắc phục bởi contributed modules như:
- IMCE: IMCE is an image/file uploader and browser that supports personal directories and quota.
- Media: extensible framework for managing files and multimedia assets
9. Tối ưu SEO cho CMS
Website chuẩn SEO luôn là lựa chọn hàng đầu vì hiện nay SEO là một kênh vô cùng phổ biến, lại vừa tiết kiệm trong việc quảng bá website trên môi trường internet.
Bên dưới là những yếu tố giúp cho website có khả năng thân thiện với SEO nhất có thể trong các CMS.
Tối ưu đường dẫn
WordPress
Mặc định đường dẫn của WordPress sẽ là dạng động kiểu www.domain.com/?p=X, điều này không chuẩn SEO cho lắm nên chúng ta sẽ cần đổi các chữ số trên địa chỉ thành dạng chữ.
Dĩ nhiên cách làm chắc ai cũng biết, đó là vào Settings >> Permalink để thiết lập cấu trúc đường dẫn tĩnh.
Joomla
Đối với Joomla, việc này cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ việc enable option: Search Engine Friendly URLs trong phan System >> Global Configuration >> SEO settings
Drupal
Đường dẫn mặc định của Drupal 7 cũg hạn chế giống tương tự như đường dẫn mặc định của WordPress. Tuy nhiên, Drupal 7 hỗ trợ sẵn cơ chế clean URL để tạo Search Friendly URLs. Người quản trị có bật chức năng này bằng cách vào Configuration > Search and Metadata > Clean URLs.
Sử dụng theme chuẩn SEO
WordPress
Việc chọn các theme tối ưu chuẩn SEO cũng rất quan trọng, vì nó sẽ tác động trực tiếp đến quy trình crawl dữ liệu của bot tìm kiếm trong việc tối ưu cấu trúc thích hợp, tương thích với các plugin hỗ trợ SEO.
Bạn có thể tự làm một theme chuẩn SEO bằng cách sử dụng các framework tốt nhất như Hybrid Framework, Roots, Genesis Framework, Thesis Framework, Canva Framework.
Joomla
Đối với Joomla, có không ít các framework thân thiện với SEO, co thể kể tới: T3 framework, ZOO.
Drupal
Chưa biết
Sử dụng các addon hỗ trợ SEO
WordPress
Phải nói rằng đây là một lợi thế cực lớn khi mà nó có một lượng lớn các plugin miễn phí lẫn trả phí trong việc tối ưu SEO cho website. Các chức năng chủ yếu như tùy biến title và description ở mỗi trang riêng biệt, sử dụng rich snippets – schema.org, tạo sitemap, tối ưu từ khóa,….Và bên dưới là các plugin tốt nhất cho giải pháp này:
- WP SEO by Yoast
- SEOPressor (Premium)
- XML Google Sitemaps
- Easy WP SEO (Premium)
- All in One SEO Pack
- SEO Smart Link
- WP Social (for Social & Rich Snippets)
- SEO Friendly Image
- WP External Link
Joomla
Mặc định của Joomla cũng có rất nhiều tính năng hỗ trợ cho SEO như alias, meta Keyword, meta description, rotbot URL rewriting, Add suffixs to URL … Ngoài ra cũng có rất nhiều extensions tốt cho SEO như:
- SEO generator
- SH404 component
- Easy Front-end SEO
- Header tags
Drupal
Drupal không chịu thua với 2 đối thủ nặng ký phía trên nên nó cũng có khá nhiều lựa chọn cho addon chuẩn SEO như:
10. Tối ưu giải pháp nhiều tác giả cùng đăng bài
Đã là một CMS thì chắc chắn sẽ có nhu cầu nhiều tác giả cùng viết bài và làm việc với nhau một cách trôi chảy nhất mà hạn chế tối đa các giải pháp quản lý thủ công.
WordPress
Về mặt này thì WordPress cũng khá mạnh nhờ vào các giải pháp phân quyền thành viên mà mình đã nói phía trên, cộng thêm một vài plugin dưới đây sẽ giúp bạn có những tính năng cần thiết để sử dụng cho một website có nhiều tác giả cùng viết bài.
- Edit Flow
- Good Writer Checkify
- Co-Author Plus
- Audit Trail
- Advanced Author Bio
- Peter’s Post Notes
- Private Messages For WordPress
- Author Advertising Plugin
Hơn nữa, tính năng revision mặc định trong WordPress cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc xem lại các lịch sử thay đổi trong bài viết.
Joomla
Joomla version 2.5 + và version 3 cũng đã có những giải pháp tốt cho vấn đề này, tiêu biểu là tính năng VERSIONING, tính năng này cho phép nhiều author có thể làm việc trên cùng 1 bài viết, và nó ghi chép lại các thay đổi của content theo từng version, từ đó có thể thấy được mức độ contribute của từng author và cũng giúp việc quản lý nội dung dễ dàng hơn với tính năng back-up và restore theo version.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các extension cho việc này:
- EasyBlog component
- K2 component
Drupal
Drupal 7 mặc định hỗ trợ giải giáp revisioning căn bản. Chức năng này cho phép nhiều users cùng làm việc trên một bài viết và lưu lại thông tin giải thích cho những thay đổi của từng tác giả. Ngoài ra, nhiều contributed modules có thể sử dụng để mở rộng tính năng này như:
11. CMS không thể thiếu các tính năng kết nối với mạng xã hội
Các mạng xã hội hiện có như Facebook, Twitter, Linkedin,…là một trong những kênh truyền thông có sức hút nhất để tăng lượt truy cập, dù đó là một trang gì đi chăng nữa. Do đó, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua kênh này. Một trong các cách vận dụng mạng xã hội tốt nhất là hãy tích hợp nó vào CMS của bạn
WordPress
Kho tàng plugin phong phú của WordPress không thể nào thiếu các plugin phục vụ trong việc kết nối với tài khoản mạng xã hội vì đó là nhu cầu chung trên toàn thế giới, con số nhiều đến mức khó có thể nào mà liệt kê ra hết được nên mình chỉ xin liệt kê những cái tên tiêu biểu.
- Digg Digg – chèn nút like.
- NextScripts: Social Networks Auto-Poster – tự động đăng bài lên mạng xã hội.
- Social Login, Social Sharing, Social Commenting and more!
- Super Socializer
- Social Gallery Lite – chèn Facebook comment vào ảnh.
- WP Social SEO Booster – tối ưu Rich Snippets.
Joomla
Để tích hợp mạng xã hội vào Joomla content, bạn có thể sử dụng dich vụ của bên thứ 3 như:
- Addthis
hoặc các 3rd extensions:
- Nice Social Bookmark
- Slogin
- Socialconnect
Ngoài việc tích hợp các mạng xã hội để tăng traffic, bạn còn có thể tự động import content từ các mạng xã hội và hiển thị content này trên site của bạn vời plugin: JA Social feed.
Drupal
Chức năng chia sẻ trên mạng xã hội, hay tích hợp nội dung mạng xã hội vào Drupal site của bạn có thể thực hiện bằng nhiều giải pháp khác nhau sau đây:
Lời kết
Như vậy bạn có thể thấy rằng, WordPress mặc định chưa phải là một CMS thuần túy như Joomla hay Drupal mà nó chỉ được phát huy tối đa sức mạnh nếu nó được sử dụng kết hợp với các plugin tốt nhất phù hợp với từng tính năng.
Nguồn: http://thachpham.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét